Một giọng thơ mới mẻ trầm vang từ xứ Đồ Bàn
Rọi ảnh thực chất là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và tinh tế trong việc "tái sinh" bức ảnh ban đầu trong hình hài hoàn toàn mới. Rọi ảnh không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật, nó cho thấy "hoa tay" của nghệ sĩ trong xuyên suốt quá trình rọi. Phạm Tuấn Ngọc đúc kết: "Tiêu chuẩn cao nhất với một tác phẩm ảnh đen trắng theo tôi là người chụp ảnh nên trực tiếp tạo tác trong phòng tối, hoặc được rọi bởi nghệ sĩ chuyên về nhiếp ảnh".Cha mẹ làm gì khi một ngày biết con 'kết bạn' cùng giới, thuộc cộng đồng LGBT?
Hãng Yonhap đưa tin Văn phòng Điều tra quốc gia (NOI) đã triệu tập lãnh đạo các đội cảnh sát điều tra Seoul, tỉnh Gyeonggi và những đơn vị khác tại vùng thủ đô Hàn Quốc đến trụ sở NOI để họp bàn kế hoạch bắt Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.Ông Yoon Suk Yeol bị quốc hội luận tội và đình chỉ chức vụ vì ban bố thiết quân luật vào tháng 12.2024. Cảnh sát cũng điều tra ông với cáo buộc nổi loạn và lạm dụng quyền lực.Tòa án đã ra lệnh bắt tạm giam và cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh bắt vào ngày 3.1 nhưng bị đội cảnh vệ ngăn chặn. Tòa án ngày 7.1 thông qua lệnh bắt mới sau khi lệnh ban đầu hết thời hạn. Ngày 9.1, NOI đã gửi thông báo đến các đội điều tra tại vùng thủ đô Seoul, yêu cầu họ chuẩn bị huy động khoảng 1.000 nhân sự cho lần bắt thứ hai.Ngày 10.1, Giám đốc Cơ quan An ninh tổng thống (PSS) Park Chong-jun đã nộp đơn từ chức và trình diện trước cảnh sát để cung cấp lời khai với cáo buộc cản trở các nhà điều tra thi hành lệnh bắt. Quyền Tổng thống Choi Sang-mok đã chấp nhận đơn từ chức của ông Park.Phát biểu trước các phóng viên trước khi gặp các nhà điều tra, ông Park cho rằng các cơ quan chính phủ không nên đối đầu với nhau. "Không nên đụng độ và đổ máu trong bất kỳ tình huống nào. Tôi cho rằng cuộc điều tra nên tiến hành theo cách phù hợp với địa vị của một tổng thống đương nhiệm", ông Park nói.Ông Yoon Suk Yeol đã không chấp hành lệnh triệu tập để lấy lời khai của Văn phòng Điều tra tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) vì cho rằng cơ quan này không có thẩm quyền. An ninh đã được tăng cường quanh nơi ở của ông khi đội cảnh vệ dựng nhiều xe buýt và hàng rào dây thép gai trước lối vào.Mặt khác, Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đang xem xét việc luận tội ông Yoon. Nếu bị tuyên có tội, ông sẽ bị phế truất. Ngược lại, ông sẽ được phục chức. Các luật sư của ông Yoon nói rằng ông sẽ chấp nhận mọi phán quyết của Tòa án Hiến pháp.
Tài xế bật đèn cảnh báo nguy hiểm, ‘thong thả’ dừng ô tô giữa đường
Thành bậc lan can (hay còn gọi là tay vịn thành bậc) đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định, còn tương đối nguyên vẹn, được làm bằng đá nguyên khối, màu xám (đá cát). Đây là cấu kiện ghép ở hai bên bậc cầu thang lên xuống, có dáng hình hộp, dài 205 cm, cao 46 cm, dày 17 cm, một đầu vuông, một đầu chéo nhọn lên trên, chia làm hai phần, phần trên 2 mặt chạm nổi hình 14 vũ nữ (mỗi bên 7 vũ nữ) trong tư thế múa dâng hoa.
Câu chuyện của anh Đ. được đăng trên Báo Thanh Niên mới đây, trong bài viết: Chồng mất liên lạc từ 28 tết: Mùng 2 vợ vẫn hớt hải tìm kiếm khắp TP.HCM đã nhận được sự quan tâm lớn của quý độc giả trong những ngày tết. Chiều nay, chị M.C (30 tuổi) là vợ anh Đ. thông báo đã có tin của anh.Như vậy, sau nhiều ngày làm mọi cách để liên lạc, người vợ cũng đã có tin của chồng. Chị cho biết anh tạm thời vẫn ổn, không có chuyện xấu xảy ra, cuối năm có một số chuyện ảnh hưởng tới tâm lý nên anh Đ. stress, có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.Có tin của anh cũng khiến chị và gia đình thở phào vì biết anh vẫn an toàn. "Một lần nữa em cảm ơn tất cả mọi người rất nhiều, trân quý tất cả tình cảm và sự quan tâm của mọi người. Kính chúc mọi người 1 năm thật bình an", người vợ nhắn nhủ.Những ngày qua, câu chuyện của gia đình chị C. nhận được sự quan tâm lớn và chia sẻ ào ạt của cư dân mạng, hy vọng chị sớm có tin của chồng. "Vì hôm qua giờ có quá nhiều thông tin sai lệch và có nhiều kẻ xấu lợi dụng lúc gia đình rối ren để trục lợi, mong mọi người cảnh giác", chị chia sẻ thêm.Trước đó, trong những ngày Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chị C. đã phải "cầu cứu" mạng xã hội khi tối 28 tết (tức ngày 27.1), anh Đ. rời nhà ở Q.12 và có cuộc hẹn với bạn bè ở Q.Phú Nhuận. Sau cuộc hẹn đó, anh mất liên lạc với gia đình. Chị C. cho biết trước đó, anh Đ. không có biểu hiện nào lạ.Sau nhiều ngày làm mọi cách tìm kiếm, cuối cùng gia đình cũng đã có tin.
Không để nông dân đơn độc trong hạn mặn
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định 264 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định 69 năm 2022 của Bộ Chính trị về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.Theo đó, Quy định 264 bổ sung các nội dung kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm về lãng phí tại 4 điều của Quy định 69 trước đó.Tại điểm e, khoản 1, điều 6, quy định về tình tiết tăng nặng mức kỷ luật, Quy định 264 đã bổ sung thêm hành vi biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng bên cạnh việc xảy ra tham nhũng, tiêu cực như quy định trước đó.Tương tự, tại điểm e, khoản 2, điều 11 quy định về vi phạm công tác tổ chức, cán bộ và công tác đảng viên) thành "bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định hoặc không kiến nghị xử lý đảng viên có hành vi chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, giấy xác nhận không hợp pháp".Tên của điều 17 thuộc chương 2 về kỷ luật tổ chức đảng vi phạm cũng được sửa từ "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, tiêu cực" thành "vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Cùng đó, các điểm b, c của khoản 1; điểm a, b, c, d, đ của khoản 2; điểm a, b của khoản 3, điều 17 cũng được bổ sung nội dung về lãng phí bên cạnh tham nhũng, tiêu cực như trước đây.Chẳng hạn, tại các điểm a, b, c, d của khoản 2, điều 17 đã bổ sung nội dung lãng phí vào các hành vi vi phạm của tổ chức đảng sẽ bị kỷ luật cảnh cáo như sau:a) Không xử lý, bao che, dung túng cho tổ chức, cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và vi phạm quy định về kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập.b) Ban hành nghị quyết, chỉ thị, quy định của cấp mình về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.c) Không xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ở cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý.d) Không lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có hành vi cản trở hoạt động thu hồi tiền, tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.đ) Chỉ đạo chỉ xử lý nội bộ hoặc xử lý về hành chính đối với cá nhân tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm.Tại chương 3 về kỷ luật đảng viên vi phạm, tên điều 39 cũng được đổi thành: "Vi phạm quy định phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực".Tương tự như điều 17, nội dung lãng phí cũng được bổ sung vào các quy định tại các khoản của điều này. Theo đó, Quy định 264 quy định: Đảng viên sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách mà không chủ động xử lý.Đảng viên sẽ bị kỷ luật cảnh cáo, cách chức nếu có các hành vi sau:Biết mà không báo cáo, phản ánh, xử lý hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng tại cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình trực tiếp phụ trách.Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Lợi dụng việc phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân.Đảng viên sẽ bị khai trừ Đảng nếu vi phạm các hành vi sau:Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.Chỉ đạo xử lý hành chính, kinh tế đối với hành vi tham nhũng, tiêu cực, có dấu hiệu tội phạm hoặc cho miễn truy cứu trách nhiệm hình sự trái pháp luật đối với người phạm tội tham nhũng, tiêu cực.Lạm dụng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che hoặc cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để làm trái quy định, trục lợi; dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.